Tranh minh họa bởi Jonny Ruzzo
Liệu công trình Mô-đun sẽ trở thành xu hướng chủ đạo? Không nhanh vậy đâu.
Phương pháp này có các thành phần được sản xuất ngoài công trường, được vận chuyển đến công trường và đã trở nên phổ biến vào thời gian gần đây.
Tuy nhiên, để tồn tại một cách chính thống, phương pháp xây dựng này cần phải vượt qua một số trở ngại.
Nhiều người trong ngành xây dựng nói một cách hào hứng về tiền chế — với lý do nghe rất hay.
Phương pháp lắp ráp các thành phần của một kết cấu ngoài công trường — bắt đầu từ trong nhà máy hoặc cơ sở sản xuất khác, sau đó vận chuyển các thành phần đã hoàn thiện đến công trường để lắp ráp lần cuối — điều này đã trở nên phổ biến, đặc biệt là kể từ sau đại dịch COVID-19.
Nhưng tại sao là tiền chế, còn được gọi là công trình mô-đun không trở thành xu hướng hơn?
Mô-đun từ lúc bắt đầu
Việc xây dựng khách sạn tiền chế đầu tiên ở thành phố New York diễn ra vào năm 2014 (khai trương vào đầu năm 2018). Được đồng phát triển và vận hành bởi Citizen, khách sạn này có diện tích rộng 100.000 foot vuông với 20 tầng, bao gồm các tiện nghi công cộng và 300 phòng khách sử dụng công nghệ.
Devon Prioleau, giám đốc quản lý dự án tại Macro cho biết: “Vì việc xây dựng mô-đun không phổ biến ở Hoa Kỳ, dự án này đã được rất nhiều người quan tâm cũng như hoài nghi, do dự.” Prioleau từng là quản lý/ giám đốc dự án khách sạn Citizen Bowery từ năm 2014 đến năm 2016.
Các mô-đun khách sạn của CitizenM được làm bằng kết cấu khung thép đã được một công ty Ba Lan trang bị đầy đủ và niêm yết. Sau đó, các mô-đun được lắp ráp tại chỗ thông qua lõi trung tâm và hệ thống cửa sổ/ hệ vách. Prioleau cho biết các bộ phận được xếp chồng lên lõi trung tâm về cơ bản giống như “khối Lego” và được kết nối hệ thống MEP.
Khách sạn citizenM New York Bowery
Prioleau cho rằng: “Để thực hiện dự án này, và cả việc xây dựng mô-đun nói chung là một quyết định cần phải thực hiện rất sớm trong quá trình lập kế hoạch và thiết kế, nếu không sẽ mất đi những lợi thế vốn có”. Nói cách khác, các dự án xây dựng theo mô-đun chỉ thành công khi có nỗ lực rất lớn trong việc lập kế hoạch trước, hậu cần và sự phối hợp. Prioleau nói thêm: “Đó là một quá trình đòi hỏi toàn bộ các nhóm phải cùng phối hợp cho dự án”.
Khi các nhóm xây dựng sử dụng các công nghệ như mô hình thông tin xây dựng (BIM) để lập kế hoạch trước và giúp các bên liên quan đồng nhất với nhau thì sẽ nhận được những lợi ích liên quan đến mô-đun và tiền chế. Có một “mối tương quan đáng kể giữa việc sử dụng BIM của các công ty, trong đó tiến trình thi công và ngân sách đều được cải thiện nhờ vào việc sử dụng tiền chế hoặc công trình mô-đun”, theo một nghiên cứu trong Báo cáo Dodge Data & Analytics năm 2020.
Tuy nhiên, việc thi công đúc sẵn và công trình mô-đun không phải là những chiếc đũa thần chỉ cần vẫy tay là có thể dẫn đến kết quả bất ngờ. Phương pháp này cần sự phối hợp của tất cả các thành viên trong dự án — bắt đầu từ những bước đầu như thiết kế — để tối đa hoá lợi ích.
Khách sạn citizenM New York Bowery
Không phải tất cả mô-đun đều được tạo ra như nhau
Có người cho rằng cách duy nhất để tối đa lợi ích từ việc tiền chế và công trình mô-đun chính là thông qua phương pháp xây dựng hàng loạt. Ngoài ra, chúng cũng có thể được ứng dụng trong các cơ sở nhiều tầng, nơi các tầng và tấm có thể được tái tạo.
Trong Báo cáo Dữ liệu & Phân tích của Dodge, hơn 70% trong số người tham gia khảo sát cho biết có bốn loại tòa nhà được cho là có nhiều khả năng có thể được xây dựng bằng phương pháp tiền chế hoặc công trình mô-đun. Ba trong số đó — khách sạn và nhà nghỉ, các toà nhà chung cư, đại học và ký túc xá — đều là những cấu trúc nhiều tầng.
Mặc dù đã có sự đồng nhất về các loại tòa nhà lý tưởng phù hợp cho phương pháp xây dựng tiền chế và công trình mô-đun, ngành công nghiệp này vẫn chưa thiết lập các quy tắc liên quan. Jonathan Delcambre, một đối tác quản lý và lãnh đạo thiết kế cấp cao của công ty kiến trúc và thiết kế BKV Group, cho biết: “Để mở đường cho việc xây dựng tiền chế và công trình mô-đun nhiều hơn, ta cần phải có sự tiêu chuẩn hóa trên diện rộng”.
Các chuyên gia cho biết, khi ngành công nghiệp đi đúng hướng và đi theo mô hình tiêu chuẩn hóa mọi thứ với sự dẫn đầu của nhà sản xuất đồ nội thất Thụy Điển Ikea, việc đúc sẵn và xây dựng mô-đun sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nữa.
Khoảng cách giữa việc thiết kế mô-đun và thiết kế dự án
Bạn đã bao giờ xem đoạn video credit được chiếu sau khi xem xong một bộ phim chưa? Thật không thể tin được là có bao nhiêu người tham gia vào trong một quá trình sản xuất. Xây dựng cũng tương tự như thế — và tất cả chúng ta đều biết mọi người cần phải làm đúng để một dự án được xây dựng hoàn thành tốt và đáp ứng ngân sách cũng như các kỳ vọng khác.
Mọi quá trình xây dựng đều bắt đầu với việc thiết kế. Steve Jones, giám đốc cấp cao của Dodge Data & Analytics cho biết: “Các nhà thiết kế không được đào tạo để xây dựng. Jones, người đã làm việc trong ngành công nghiệp này từ những năm 1970, tin rằng quá trình chuyển đổi tổng thể kéo dài 30 năm đã đi được một nửa chặng đường. “Bên thiết kế cần lưu ý đến việc thiết kế nhà lắp ghép và xây dựng mô-đun,” ông nói. Khi các nhà thiết kế bắt đầu nghĩ, “Có thiết kế nào cho phép đúc sẵn và hoặc xây dựng mô-đun xảy ra hay không,” các phương pháp phân phối đó sẽ bùng nổ, ông nói thêm.
Do nhà tiền chế và xây dựng mô-đun không phải là một phần của thiết kế dự án, các nhà thầu thương mại phải thu hẹp khoảng cách này. Tuy nhiên, không phải tổng thầu nào cũng có chuyên môn cần thiết cho loại công trình này. Vì vậy, họ cần phải tuyển dụng những chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng lắp ghép để xóa bỏ đi các rào cản, và cũng vì thế mà các tổng thầu sẽ phụ thuộc vào những nguồn lực bên ngoài nhiều hơn.́
Nhiều dự án được xây dựng thông qua phương thức giao nhận sản phẩm, thầu, xây dựng, lựa chọn tổng thầu dựa trên giá thầu thấp. Thay vì chấp nhận rủi ro và đổi mới, các tổng thầu thường làm những gì họ biết rõ nhất để duy trì tỷ suất lợi nhuận của họ. “Cuối cùng, đó là một câu hỏi về rủi ro,” Jones nói.
Những lợi ích của việc đúc sẵn và xây dựng mô-đun là có thật. Tuy nhiên, để nhận ra chúng ở mức tối đa và thấy được sự tăng trưởng dự đoán, đòi hỏi bạn phải vượt qua những thách thức này.
Chia sẻ bài viết này lên:
Đăng ký
theo dõi ngay
để nhận được thư điện tử tổng hợp
tin tức mới nhất mỗi tuần từ Revu Experts Việt Nam.
Các bài viết liên quan
Bóc tách khối lượng và quản lý dự án với Bluebeam cùng Musselman & Hall
Musselman & Hall đã chuyển đổi quy trình của mình sang Bluebeam và đạt được những lợi ích đáng kinh ngạc về hiệu quả và năng suất.
Cách các công ty Xây dựng dân dụng áp dụng Hộp công cụ (Tool Chests) của Bluebeam Revu
Tại Devcon Civil, có rất nhiều sự đổi mới thuộc ngành Xây dựng dân dụng, nhờ vào sự hỗ trợ của Hộp công cụ (Tool Chest) trong Bluebeam Revu. Tại sao Devcon lại chọn đầu tư vào Bluebeam Revu để ứng dụng vào dự án của họ? Hãy cùng tìm hiểu ngay!
AECOM đã sử dụng Bluebeam để đẩy nhanh tiến độ dự án như thế nào?
AECOM đã áp dụng Bluebeam để cải thiện giao tiếp và hiệu suất làm việc trong quá trình xây dựng và nâng cấp 20 trường học tại Austin, Texas.
Bluebeam & Graphisoft – Nâng tầm hiệu quả thiết kế và cộng tác cho kiến trúc sư
Là một kiến trúc sư, chắc hẳn yếu tố mà bạn luôn cân nhắc khi mua phần mềm là khả năng tích hợp của nó với hệ thống và quy trình hiện có.